* cao su làm cho sắt thép mềm đi

Bọt polyurethane dẻo


Rouleau PU máy bào 4 mặt
Bọt polyurethane dẻo được phân loại theo thành phần polyol thành bọt polyether và bọt polyester. Ngoài ra, chúng có thể được phân loại dựa trên quy trình sản xuất bọt, thành bọt dạng tấm và bọt đúc khuôn. Chúng cũng có thể được phân loại chi tiết hơn theo các tính chất vật lý hoặc các quy trình hình thành bọt như: bọt dạng tấm gồm bọt polyether truyền thống, bọt tưng nảy cao (HR), bọt nhớt đàn hồi, bọt siêu mềm, bọt hấp thu năng lượng (EA), bọt polyether bán dẻo và dẻo; bọt đúc khuôn được phân thành hai loại: bọt đúc khuôn nóng và bọt đúc khuôn nguội.

Hình bên dưới thể hiện đường cong trễ của các loại bọt dẻo khác nhau.


Dựa trên các đường cong lún xuống – tải trọng ở hình  trên, ta thấy bọt urethane dạng tấm thể hiện sự biến dạng nhỏ ở tải nhỏ (tới khoảng 1kg), nhưng nó sẽ biến dạng đáng kể ở tải lớn hơn, khoảng 2.0 kg. Ngược lại, sự biến dạng của bọt đúc khuôn tỷ lệ khá cao với tải từ lúc ban đầu và tăng dần theo tải trọng. Cao su tạo bọt và bọt urethane dẻo dạng tấm cắt nghiêng gần như thể hiện sự biến dạng đều đặn, hầu như là các đường cong hình S tuyến tính. Bọt PU hấp thu năng lượng có tính trễ cao nhất, trong khi bọt PU tưng nảy có tính trễ thấp.
Các tính chất đệm quan trọng của bọt urethane dẻo bao gồm sự lún xuống do lực ép nén (CFD), sự lún xuống do lực lõm vào (IFD), biến dạng nén, và biến dạng nén lão hóa do ẩm. Những phương pháp thí nghiệm này được mô tả trong ASTM: D 1564-86. CFD là lực ép nén của một mẫu bọt khi toàn bộ mẫu được ép bằng cách dùng một đĩa phẳng. Ngược lại, IFD đạt được bằng cách dùng một đĩa lồi.
Tham khảo từ tài liệu Polyurethane and Related FoamsKaneyoshi Ashida, CRC - Taylor & Francis, 2006, trang 67 - 68
(lnxp-vlab-caosuviet)
Nguồn: www.vlab.com.vn
Bánh xe Forklift bằng cao su nhựa PU